Có bao nhiêu loại hộ chiếu? Đối tượng cụ thể và thủ tục như thế nào? là câu hỏi thường xuyên được đặt ra mỗi khi làm các thủ tục xuất nhập cảnh. Hộ chiếu được coi là giấy tờ cá nhân quan trọng bên cạnh Căn cước công dân, giấy phép lái xe hay bảo hiểm,… Dù là vậy nhưng vẫn chưa có nhiều người có hiểu biết về loại giấy tờ này. Hãy đọc bài viết dưới đây của chúng tôi để biết thêm chi tiết nhé!
Hộ chiếu là gì?
Hộ chiếu (hay còn gọi là passport) là giấy tờ tuỳ thân được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam. Chúng được sử dụng để xác nhận nhân thân, chứng minh quốc tịch khi xuất cảnh hay nhập cảnh. Hộ chiếu có dạng cuốn sổ nhỏ, gồm nhiều trang cung cấp các thông tin cần thiết và những thị thực cho phép nhập cảnh.
Trên hộ chiếu có đầy đủ các thông tin sau:
- Ảnh chân dung
- Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, quốc tịch
- Số căn cước công dân/ chứng minh thư nhân dân
- Ngày tháng năm, cơ quan cấp, nơi cấp hộ chiếu
- Thời hạn sử dụng
- Vùng để xác nhận thị thực
Ngoài ra, còn có tên và thông tin của trẻ cấp hộ chiếu chung (nếu có) hoặc chức danh, chức vụ với hộ chiếu ngoại giao.
Hiện nay có bao nhiêu loại hộ chiếu?
Hộ chiếu Việt Nam sẽ cấp theo từng đối tượng riêng để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của họ. Vậy có bao nhiêu loại hộ chiếu hiện nay? Câu trả lời là 3 loại hộ chiếu chính. Mỗi loại sẽ có những đặc điểm và chức năng khác nhau. Cùng tìm hiểu nhé!
Hộ chiếu phổ thông
Đây là loại hộ chiếu phổ biến nhất, được cấp cho hầu hết công dân Việt Nam. Hộ chiếu phổ thông (P) mới có trang bìa màu xanh tím than.
Khi làm loại hộ chiếu này, bạn chỉ cần mang chứng minh thư nhân dân/ căn cước công dân và hộ khẩu để chứng minh quyền công dân Việt Nam.
Về thời hạn của hộ chiếu phổ thông:
- Với trường hợp hộ chiếu của trẻ dưới 14 tuổi thì có giá trị không quá 5 năm tính từ ngày cấp và không được gia hạn.
- Hộ chiếu của trẻ em từ 14 tuổi trở lên thì thời hạn là 10 năm tính từ ngày cấp và không được gia hạn thêm.
- Trường hợp bổ sung thêm trẻ dưới 9 tuổi vào hộ chiếu thì giá trị thời hạn hộ chiếu của bố mẹ được điều chỉnh không quá 5 năm từ ngày bổ sung.
- Hộ chiếu được cấp theo thủ tục rút gọn thì có giá trị không quá 12 tháng và cũng không được gia hạn tiếp.
Cơ quan cấp: Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thường trú hoặc tạm trú.
Hộ chiếu cho phép bạn được xuất nhập cảnh tại Việt Nam và các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, bạn cũng có thể sử dụng giấy thông hành để đi tới các nước láng giềng. Điển hình là: Campuchia, Lào, Trung Quốc,…
Hộ chiếu công vụ
Hộ chiếu công vụ (ký hiệu C) là hộ chiếu có màu xanh lá đậm. Đây là loại hộ chiếu đặc thù được cấp cho công an, quân đội, cán bộ, công chức, viên chức,… Nó được dùng khi ra nước ngoài để thực hiện nhiệm vụ công tác theo sự phân công của cơ quan nhà nước và Chính phủ. Người được cấp loại hộ chiếu này có quyền đi đến tất cả các quốc gia trên thế giới. Đặc biệt, sử dụng hộ chiếu công vụ lúc nhập cảnh sẽ được hưởng đầy đủ quyền lợi miễn visa, có quyền ưu tiên đi qua cổng đặc biệt theo quy định của nước đến.
Hộ chiếu công vụ có giá trị hiệu lực không quá 5 năm tính từ ngày cấp.
Các đối tượng được cấp hộ chiếu công vụ:
- Cán bộ, công chức nhà nước, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong quân đội nhân dân. Hay công an ra nước ngoài được cử đi để thực hiện nhiệm vụ chính thức của cơ quan Nhà nước.
- Cán bộ từ cấp phòng trở lên và kế toán trưởng của các doanh nghiệp Nhà nước. Họ được cử ra nước ngoài công tác để thực hiện nhiệm vụ chính thức của doanh nghiệp.
- Cán bộ, công chức Nhà nước được cử ra nước ngoài để thực hiện nhiệm vụ chính thức thuộc phạm vi công tác của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
- Cán bộ, công chức Nhà nước được cử ra nước ngoài để thực hiện nhiệm vụ chính thức thuộc phạm vi công tác của các tổ chức chính trị – xã hội cấp Trung ương
Cơ quan cấp: Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao (tại Hà Nội) và Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh (tại TP HCM), hoặc Đại sứ quán/Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại nước ngoài.
Hộ chiếu ngoại giao
Hộ chiếu ngoại giao là hộ chiếu có trang bìa màu nâu đỏ. Nó chỉ cấp cho các quan chức cấp cao của Nhà nước. Đây là những người được cơ quan có thẩm quyền cử hoặc cho phép ra nước ngoài để thực hiện nhiệm vụ ngoại giao. Người sở hữu hộ chiếu ngoại giao sẽ được hưởng tất cả mọi quyền ưu tiên đặc biệt khi làm thủ tục nhập cảnh và được miễn visa.
Thời hạn của hộ chiếu là 5 năm kể từ ngày cấp. Họ có thể đi đến tất cả các quốc gia trên thế giới.
Đối tượng được cấp: Bộ trưởng, Thứ trưởng của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Bí thư, Phó Bí thư, Chủ tịch UBND cấp tỉnh trở lên, người giữ chức vụ cấp cao trong hệ thống cơ quan của Đảng và Nhà nước.
Cơ quan cấp: Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao (tại Hà Nội) và Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh (tại TP HCM), hoặc Đại sứ quán/Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại nước ngoài.
Có bao nhiêu loại hộ chiếu?Thủ tục làm hộ chiếu phổ thông
Sau khi đã biết “Có bao nhiêu loại hộ chiếu?” thì bạn cần chuẩn bị thủ tục, giấy tờ để xin cấp Passport.
Hồ sơ giấy tờ cần chuẩn bị những gì?
Hồ sơ xin cấp hộ chiếu phổ thông lần đầu khá đơn giản. Cụ thể:
- Tờ khai xin cấp hộ chiếu theo mẫu
- 2 ảnh chân dung 4×6 không được quá 6 tháng. Ảnh có nền trắng, không đeo kính, mắt nhìn thẳng, đầu trần, rõ mặt.
- Bản sao Giấy khai sinh hoặc Trích lục khai sinh với trẻ dưới 14 tuổi
- Chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân
Và có thêm một số giấy tờ chứng thực khác tuỳ vào từng trường hợp cụ thể. Có bao nhiêu loại hộ chiếu tuỳ vào từng trường hợp mà chuẩn bị giấy tờ cho phù hợp với yêu cầu.
Quy trình làm hộ chiếu
Cũng giống như hồ sơ, quy trình làm hộ chiếu Việt Nam tương đối đơn giản, rõ ràng. Dù có bao nhiêu loại hộ chiếu thì quy trình làm hộ chiếu cũng tương tự nhau.
- Đầu tiên bạn sẽ đến cơ quan có thẩm quyền để xin tờ khai và điền đầy đủ thông tin cần thiết. Thông thường sẽ đến bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Phòng quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố mà bạn đang lưu trú.
- Nộp hồ sơ, giấy tờ theo yêu cầu. Bạn sẽ ngồi chờ cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra, đối chiếu thông tin. Tiếp đó là chụp ảnh và lấy vân tay để làm hộ chiếu có gắn chip điện tử.
- Cuối cùng là nộp lệ phí, nhận giấy hẹn trả kết quả và chờ lấy hộ chiếu thôi. Thời gian xét duyệt không quá 14 ngày từ ngày tiếp nhận. Bạn có thể nhận được hộ chiếu trong khoảng 15 – 20 ngày.
Để tiết kiệm thời gian, bạn cũng có thể làm online vô cùng tiện lợi, nhanh chóng. Hoặc có thể nhờ đến các đơn vị làm hộ chiếu hộ nhé!
Hộ chiếu khác với Visa như thế nào?
Hộ chiếu và Visa là 2 giấy tờ được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Song đôi khi vẫn có một vài người nhầm lẫn giữa chúng. Dù có bao nhiêu loại hộ chiếu thì chúng vẫn có cùng chức năng. Vậy nên để giúp bạn dễ dàng phân biệt và hiểu rõ hơn, chúng tôi sẽ làm rõ vấn đề ngay dưới đây:
Đặc điểm | Hộ chiếu | Visa |
Khái niệm | là giấy tờ được cấp bởi Chính phủ dành cho công dân nước mình, dùng khi xuất, nhập cảnh tới quốc gia khác rồi trở về và ngược lại | là giấy tờ mà Chính phủ của một quốc gia cấp cho người nước ngoài có nhu cầu đến nước họ |
Mối quan hệ | là điều kiện bắt buộc để được cấp Visa. Có hộ chiếu thì mới có Visa | Có sau, được đóng dấu hoặc dán vào hộ chiếu tuỳ vào quy định của từng nước. Visa luôn phải kẹp cùng hộ chiếu khi thực hiện thủ tục xuất nhập cảnh |
Mục đích sử dụng | như là một loại giấy tờ tuỳ thân thay thế được cho CMT/CCCD, có thể sử dụng ở trong nước và nước ngoài | Chỉ có giá trị khi xuất nhập cảnh và lưu trú tại nước cấp Visa |
Hình thức | đóng thành quyển | giấy tờ/ đường link điện tử |
Dù có một vài điểm khác nhau xong hộ chiếu và visa vẫn có quan hệ mật thiết với nhau. Bởi cả 2 đều được sử dụng để xuất nhập cảnh tới các quốc gia khác trên thế giới.
Kinh nghiệm làm hộ chiếu Việt Nam
Để có thể hoàn thành các giấy tờ, thủ tục khi làm hộ chiếu Việt Nam nhanh chóng, bạn có thể lưu lại những lưu ý sau:
- Với những người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi của mình, người mất năng lực hành vi dân sự, người chưa đủ 14 tuổi. Đó là những người chưa đủ khả năng và nhận thực để tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ, do đó phải có người khác làm thay.
- Có thể làm hộ chiếu riêng hoặc cấp chung với bố hoặc mẹ với trẻ dưới 9 tuổi.
- Những thông tin trong tờ khai xin cấp hộ chiếu, bạn phải kê khai chính xác và trung thực. Tờ khai dán ảnh phải có đóng dấu giáp lai thì mới hợp lệ.
- Nếu bị mất ở trong nước, hộ chiếu phổ thông sẽ bị huỷ giá trị. Đến khi tìm lại còn nguyên vẹn và có thị thực do nước ngoài cấp còn thời hạn thì sẽ được xem xét khôi phục lại.
- Có bao nhiêu loại hộ chiếu thì sẽ có bấy nhiêu cơ quan khác nhau. Vậy nên cần tìm hiểu rõ đơn vị tiếp nhận trước khi làm.
Trên đây là những thông tin cần thiết để trả lời cho câu hỏi “Có bao nhiêu loại hộ chiếu”. Hy vọng chúng sẽ hữu ích và giúp bạn có thể hoàn thành các thủ tục, giấy tờ nhanh chóng, thuận tiện.